5 lý do trượt visa Kinh doanh Nhật Bản phổ biến nhất

Do quy trình xin visa kinh doanh ở Nhật rất nghiêm ngặt, nếu không nắm chắc quy trình và chuẩn bị kỹ lưỡng thì người xin cấp loại visa này dễ bị đánh trượt.

KINH DOANH TẠI NHẬT BẢNXIN VISA KINH DOANH TẠI NHẬT

4/7/20213 min read

Ở bài viết trước, ANMEI đã từng đề cập đến nhiều loại visa được phép kinh doanh tại Nhật. Trong số đó, visa kinh doanh - quản lý (経営・管理) là loại phổ biến nhất đối với những ai có ý định thành lập công ty tại Nhật

(Bạn có thể đọc lại bài viết ở đây: Những visa nào có thể kinh doanh tại Nhật Bản?)

Tuy nhiên, do quy trình xin visa kinh doanh - quản lý rất nghiêm ngặt, nếu không nắm chắc quy trình và chuẩn bị kỹ lưỡng thì người xin cấp loại visa này dễ bị đánh trượt.

Trước tin, ANMEI xin liệt kê những điều kiện bạn cần phải đáp ứng để nộp visa kinh doanh:

  1. Công ty của bạn có vốn điều lệ tối thiểu là 5,000,000 yên (≈ 1,1 tỷ đồng), đủ khả năng trả lương cho nhân viên và duy trì hoạt động kinh doanh trong vòng 1 năm đầu.

  2. Có bằng chứng chứng minh rằng công ty đang hoạt động (VD: có trụ sở văn phòng/địa điểm kinh doanh, số điện thoại bàn công ty, tài khoản ngân hàng pháp nhân,...)

  3. Có bản kế hoạch kinh doanh có tính khả thi, trong đó bao gồm dự toán doanh thu - kinh phí, động cơ kinh doanh, phương hướng kinh doanh,... ít nhất trong năm đầu tiên

  4. Chủ kinh doanh có kinh nghiệm quản lý - kinh doanh trong hoặc có bằng cấp liên quan đến lĩnh vực kinh doanh.

Với các điều kiện phức tạp như vậy, những lỗi nào sẽ dễ bị mắc phải?

Không đủ giấy tờ: Đây là lỗi phổ biến nhất, tuy nhiên bạn có thể dễ dàng tránh được rủi ro phải kê khai thêm giấy tờ bằng cách nhờ các chuyên gia rà soát lại toàn bộ giấy tờ trước khi nộp.

Không chứng minh được nguồn gốc của số vốn điều lệ 500 vạn yên: ANMEI đã tư vấn cho nhiều trường hợp không có đủ 500 vạn yên trong tài khoản nhưng vẫn có thể xin visa kinh doanh, mời bạn liên hệ ANMEI để được tư vấn thêm!

Không chứng minh được công ty đang hoạt động (hợp đồng thuê văn phòng không hợp lệ, không đăng ký được số điện thoại bàn, không mở được tài khoản ngân hàng pháp nhân,...)

Bản kế hoạch kinh doanh không đủ thuyết phục hoặc không đủ chi tiết: Kế hoạch kinh doanh nêu ra không đảm bảo được việc duy trì công việc kinh doanh trong những năm đầu.

Kinh doanh những thứ không hợp pháp: Kinh doanh những mặt hàng, dịch vụ vi phạm luật pháp của Nhật Bản (VD: kinh doanh hàng “nhái”, phá khóa điện thoại, thực phẩm chưa qua kiểm định, v.v)

Những lỗi trên đều có thể được giải quyết bởi những chuyên gia dày dặn kinh nghiệm! Nếu bạn có lo lắng về việc xin visa kinh doanh, hãy liên lạc ngay với ANMEI để nhận được tư vấn chi tiết, chính xác để hạn chế rủi ro một cách tối đa!

An tâm lập nghiệp tại Nhật

1️⃣ Tư vấn thành lập công ty, xin visa kinh doanh
2️⃣ Dịch vụ kế toán - Khai báo thuế
3️⃣ Thi công, thiết kế - Quản lý xây dựng
4️⃣ Quay chụp sự kiện - Sản xuất hình ảnh
5️⃣ Thiết kế website - Xây dựng phần mềm

Hãy liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí!

_______
Đọc thêm