Bạn đã sẵn sàng để khởi nghiệp? 10 bước khởi nghiệp cần biết

Khởi nghiệp không bao giờ là điều dễ dàng. Thế nhưng, hiện nay khởi nghiệp không còn quá xa vời khi đã có rất nhiều người tiên phong, kể cả trên đất Nhật.

KINH DOANH TẠI NHẬT BẢN

10/30/20217 min read

Trong bài viết này, ANMEI sẽ liệt kê các bước khởi nghiệp cơ bản được đúc kết từ kinh nghiệm giúp đỡ nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ và từ chính những người đứng sau ANMEI.

1. Ý tưởng

Nhắc đến ý tưởng, nhiều người thường nhầm tưởng rằng chỉ cần muốn là có thể bắt tay vào thực hiện được ngay. Nhưng thực chất, ý tưởng phải đi đôi với tính thiết thực và nhu cầu thực tế của xã hội. Việc chọn lọc và loại bỏ những ý tưởng bất khả thi cũng như xác định điểm mạnh, yếu của ý tưởng sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều sau này trong việc xây dựng một kế hoạch kinh doanh phù hợp với khả năng và nguồn lực của bạn.

2. Chia sẻ + Team up

Một ý tưởng hay và đủ lớn sẽ đòi hỏi một nguồn nhân lực nhất định để thực hiện hoá. Bên cạnh đó, một cá nhân sẽ không thực sự có đủ khả năng cũng như kiến thức để bao quát được hết các vai trò. Vậy nên, bạn nên tìm trước cho mình những người đồng hành mà bạn tín nhiệm, có cùng chung chí hướng, mục tiêu để sát cánh trên con đường khởi nghiệp này.

3. Nghiên cứu - Thử nghiệm

Nghiên cứu - Thử nghiệm đồng nghĩa với việc thử tạo ra sản phẩm và giới thiệu nó cho một nhóm người sử dụng để thu thập ý kiến của những “khách hàng tiềm năng” đó. Vì sao phải làm như vậy?

Khác với lập nghiệp, khởi nghiệp đòi hỏi bạn phải tạo ra những bước đột phá mới mà trên thị trường chưa từng/hiếm có thay vì “xào nấu” lại cái cũ. Vì vậy, trước khi chính thức ra mắt sản phẩm của mình ra thị trường, bạn cần phải biết được rằng liệu khách hàng có cần và đón nhận sản phẩm đó hay không, có điểm nào ở sản phẩm cần được cải thiện/thay đổi/loại bỏ hay không, v.v.

4. Phân tích - Tổng hợp

Lúc này, bạn đã có được những ý kiến đánh giá chân thật và khách quan từ người dùng. Việc bạn cần làm là phân tích, tổng hợp những dữ liệu này để đánh giá tính khả thi và tiềm năng của sản phẩm. Từ đó bạn có thể tiếp tục tìm ra những điểm mà sản phẩm cần được khắc phục, tiếp tục phát triển chất lượng sản phẩm để tạo ra được phiên bản tốt nhất.

5. Kế hoạch kinh doanh & Thủ tục lập công ty

Khi sản phẩm đã sẵn sàng, bạn cần lập một kế hoạch kinh doanh chi tiết để làm tiền đề trước khi giới thiệu sản phẩm ra ngoài thị trường một cách bài bản, hợp pháp. Tuỳ vào loại hình và mục đích kinh doanh mà bản kế hoạch sẽ bao gồm nhiều nội dung khác nhau, có thể kể đến như: mô tả về công ty và bộ máy tổ chức, quản lý; phân tích thị trường; mô tả sản phẩm/dịch vụ; kế hoạch tiếp thị và bán hàng; dự toán tài chính; v.v. Đồng thời, bạn nên chuẩn bị các thủ tục thành lập công ty để có thể kịp thời đi vào vận hành ngay khi hoàn tất khâu sản xuất.

Đối với những ai muốn khởi nghiệp tại Nhật - nơi yêu cầu nhiều giấy tờ và thủ tục phức tạp - thì bắt đầu tiến hành các thủ tục lập công ty từ sớm sẽ tránh được những rủi ro không đáng có.

6. Chuẩn bị các nguồn lực

Để có thể tồn tại trong thời gian đầu, một nguồn vốn vững chắc là vô cùng quan trọng. Hiện nay, có rất nhiều cách để huy động và kêu gọi vốn để bạn cân nhắc như: nguồn vốn cá nhân; nguồn vốn từ những người đồng khởi nghiệp; vay mượn từ người thân, bạn bè; tìm kiếm đối tác đầu tư; vay vốn ngân hàng hoặc các công ty tài chính; kêu gọi các nhà đầu tư thiên thần; quỹ đầu tư mạo hiểm; v.v.

7. Định vị thị trường & Phân khúc khách hàng

Việc định vị thị trường và phân khúc khách hàng sẽ giúp bạn tránh được sự mông lung mà tập trung phục vụ tốt nhất cũng như thu về nhiều lợi nhuận nhất. Bên cạnh đó, việc tập trung vào một nhóm khách hàng sẽ giúp công ty hiểu sâu hơn về họ để áp dụng những chiến dịch quảng bá, truyền thông phù hợp cũng như xây dựng, củng cố niềm tin lâu dài. Bạn có thể tìm hiểu một số phương pháp phân khúc khách hàng như: phân khúc nhân khẩu học, tâm lý học, hành vi, phân khúc theo địa lý, v.v.

8. Nhận diện thương hiệu và Kênh phân phối

Làm thế nào để khách hàng biết đến và tin dùng ngay cả khi chưa từng được trải nghiệm sản phẩm?

Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu - bao gồm những yếu tố hữu hình do doanh nghiệp tạo nên để truyền tải đến người tiêu dùng hình ảnh và bản sắc của doanh nghiệp - là điều thiết yếu để khách hàng có ấn tượng tốt về sản phẩm từ cái nhìn đầu tiên. Và lựa chọn một kênh phân phối phù hợp là “chìa khóa” giúp bạn chạm đến được nhóm khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp một cách dễ dàng và nhanh chóng nhất.

9. Quảng bá - Truyền thông

Đây là lúc để mọi người biết đến sản phẩm của bạn! Kế hoạch quảng bá - truyền thông cần được xây dựng dựa trên bản kế hoạch kinh doanh bạn đã lập nên cũng như từ những phân tích về thị trường và khách hàng tiềm năng. Hiện nay có rất nhiều hình thức quảng bá - truyền thông . Việc bạn cần làm là lựa chọn và kết hợp những hình thức đó sao cho phù hợp với định hướng, sản phẩm của doanh nghiệp và thúc đẩy được lượng mua của khách hàng một cách tối ưu nhất.

10. Đặt mục tiêu

Vì sao đặt mục tiêu lại là bước cuối cùng mà không phải đầu tiên?

Vì đối với mô hình khởi nghiệp, bạn sẽ là người đầu tiên đưa sản phẩm đó đến với thị trường nên khó lòng tìm được những nguồn thông tin sẵn có để dựa vào đó và đặt mục tiêu. Vậy nên, sau một quá trình dài nghiên cứu, thử nghiệm và lên kế hoạch chi tiết, bạn sẽ có một lượng thông tin cần thiết để nhìn nhận được khả năng phát triển từ chính doanh nghiệp của mình và đặt ra những mục tiêu dài hạn/ngắn hạn phù hợp, giúp bạn có thể tiếp tục duy trì việc kinh doanh trong tương lai.

An tâm lập nghiệp tại Nhật

1️⃣ Tư vấn thành lập công ty, xin visa kinh doanh
2️⃣ Dịch vụ kế toán - Khai báo thuế
3️⃣ Thi công, thiết kế - Quản lý xây dựng
4️⃣ Quay chụp sự kiện - Sản xuất hình ảnh
5️⃣ Thiết kế website - Xây dựng phần mềm

Hãy liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí!

_______
Đọc thêm