Cách "cha đẻ" của Nitori làm mới ngành bán lẻ nội thất Nhật Bản
Nhắc đến Nitori, không người Nhật nào là không biết. Nhưng ít ai biết rằng chủ nhân của thương hiệu đồ nội thất này có một xuất phát điểm vô cùng khiêm tốn.
KINH DOANH TẠI NHẬT BẢN
Ông Akio Nitori, vốn không phải là người gốc Nhật, đã trải qua một tuổi thơ sống trong căn hộ chỉ khoảng 40 mét vuông và không được trang bị các đồ nội thất. Đến năm 1967, cậu bé ngày nào đã mở 2 cửa hàng nội thất cho riêng mình tại Hokkaido và ấp ủ ước mơ nhân con số này lên đến 100. Giấc mơ ấy dần thành hình khi ông có cơ hội đi thực nghiệm tại Mỹ vào năm 1972 và học hỏi được nhiều điều từ cách người Mỹ trang trí nhà cửa cũng như xu hướng tiêu dùng đồ nội thất của họ. Ông nhận ra, dù người Mỹ đang sử dụng những món đồ nội thất đẹp, chất lượng cao nhưng giá thành chỉ bằng 30% giá ở Nhật.


Ông Akio Nitori. Nguồn: The Japan Times
Vậy là từ đó, Nitori đã đặt tiêu chí "giá rẻ là chiến lược hàng đầu" để tái điều hành doanh nghiệp của mình. Ông trực tiếp đến gặp các chủ xưởng sản xuất để xin được mua hàng trực tiếp - một hình thức rút ngắn khâu phân phối để tiết kiệm chi phí. Ngoài ra, ông tự xây dựng các nhà máy của mình, đảm nhận tất cả các khâu như thu mua nguyên liệu, sản xuất, phân phối,… đồng thời đặt các nhà máy ở các nước Đông Nam Á rồi nhập khẩu về Nhật để có giá rẻ hơn. Trong thời kỳ kinh tế Nhật rơi vào khủng hoảng, cái tên Nitori vẫn luôn đứng vững trên thị trường vì khách hàng không ngừng đón nhận những sản phẩm chất lượng cao, thiết kế tinh tế, bắt mắt với giá rẻ hơn gấp 12 lần so với ban đầu.


Bên trong một cửa hàng của Nitori. Ảnh: Satoshi Hishida
Hiện nay, số cửa hàng Nitori tại Nhật đã vượt quá 540 và chưa hề có dấu hiệu ngừng lại. Nitori cũng trở thành tập đoàn có doanh số và doanh thu bán hàng đứng đầu trong ngành kinh doanh đồ nội thất. Tuy vậy, ông Akio Nitori vẫn không ngừng tiến về phía trước khi đặt ra mục tiêu mở 3000 cửa hàng tại thị trường nước ngoài.
ANMEI mong rằng câu chuyện của Nitori sẽ tiếp thêm cho những nhà kinh doanh động lực để không ngừng “mơ lớn” và kiên trì với những dự định của mình!


An tâm lập nghiệp tại Nhật
1️⃣ Tư vấn thành lập công ty, xin visa kinh doanh
2️⃣ Dịch vụ kế toán - Khai báo thuế
3️⃣ Thi công, thiết kế - Quản lý xây dựng
4️⃣ Quay chụp sự kiện - Sản xuất hình ảnh
5️⃣ Thiết kế website - Xây dựng phần mềm
