Đôi khi muốn thành công phải "đạo nhái" - Bài học từ Nhật Bản
Ít ai biết rằng trước khi trở thành hình mẫu để các quốc gia khác noi theo, Nhật Bản đã từng phải đi sao chép các nước bạn trong mọi lĩnh vực.
KINH DOANH TẠI NHẬT BẢN
Ngày nay, nếu nhắc đến những sản phẩm được sản xuất tại Nhật Bản, ai cũng sẽ tin tưởng và ngợi khen từ tính năng cho đến mẫu mã của sản phẩm. Thế nhưng, ít ai biết rằng trước khi trở thành hình mẫu để các quốc gia khác noi theo, Nhật Bản đã từng phải đi sao chép các nước bạn trong mọi lĩnh vực.
“Công cuộc đạo nhái” này bắt đầu từ cuộc cải cách toàn diện về kinh tế - xã hội Minh Trị Duy Tân. Chính phủ Nhật đã học các nước phương Tây thành lập ngân hàng quốc gia, phát hành đồng Yên thay cho tờ tiền cũ, đầu từ cơ sở hạ tầng,… cũng như chú trọng việc thúc đẩy kinh doanh, phát triển công nghệ kỹ thuật và mở rộng sang các ngành công nghiệp mới. Để hỗ trợ cho chính sách cải cách kinh tế này, Nhật Bản còn đạo nhái cả máy móc của người Anh và thuê các kỹ nước ngoài ở lại Nhật làm việc, bỏ ngoài tai sự ngăn cấm từ các nước phương Tây.
Thời kỳ đó, hàng nhái ở Nhật bị các nước khác coi thường nhưng lại đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của người dân nên vẫn được đón nhận ở thị trường trong nước.
Từ thập niên 1880, Nhật Bản đã áp dụng phương pháp cải cách kinh tế của Đức-Phổ, đi từ ngành dệt may và bảo hộ các nhà máy sản xuất bông vải, sau đó tiếp cận với các thị trường khác. Đặc biệt, mô hình Zaibatsu (tập đoàn tài phiệt) cũng được ứng dụng nhằm tạo điều kiện cho các công ty thành công trong 1 mảng chính sẽ có thể phân nhánh thành các doanh nghiệp nhỏ ở nhiều mảng khác nhau, từ đó hình thành một mạng lưới kinh doanh khổng lồ. Sau Thế chiến II, Nhật Bản phục hồi nhanh chóng và trở thành quốc gia đầu tiên đạt được GDP 2 chữ số một cách bền vững chỉ từ việc học hỏi và phát triển từ cách thức cũ của Đức.
Ngoài việc đi lại con đường phát triển kinh tế, Nhật Bản vẫn tiếp tục đạo nhái các sản phẩm gia dụng, thực phẩm, các ấn phẩm giải trí, đồ điện tử,… cho đến thập niên 1970. Hàng đạo nhái ban đầu chỉ mang tính chất học hỏi nhưng dần được Nhật Bản cải tiến, nâng cao tiêu chuẩn để đạt được chất lượng tốt nhất. Nhờ vậy mà cho đến nay, những sản phẩm xuất xứ từ Nhật được đón nhận rộng rãi trên thị trường quốc tế và Nhật Bản trở thành tấm gương đáng để các quốc gia khác noi theo.
Sự thật này có làm bạn bất ngờ không? Bạn nghĩ sao về phương pháp đạo nhái có kỹ thuật này của người Nhật?
(Bài viết tổng hợp từ Cafebiz)


An tâm lập nghiệp tại Nhật
1️⃣ Tư vấn thành lập công ty, xin visa kinh doanh
2️⃣ Dịch vụ kế toán - Khai báo thuế
3️⃣ Thi công, thiết kế - Quản lý xây dựng
4️⃣ Quay chụp sự kiện - Sản xuất hình ảnh
5️⃣ Thiết kế website - Xây dựng phần mềm
