Những lưu ý khi kinh doanh nhà hàng và karaoke tại Nhật Bản
Mô hình nhà hàng và karaoke được nhiều người Việt lựa chọn để kinh doanh tại Nhật. Tuy nhiên, thủ tục giấy tờ để mở cửa hàng còn có nhiều điểm phức tạp.
KINH DOANH TẠI NHẬT BẢN
Trong bài viết này, ANMEI sẽ liệt kê một vài lưu ý quan trọng nhưng lại dễ bị bỏ sót trong quá trình xin cấp phép để mở nhà hàng, karaoke.
Đối với nhà hàng
1. Lựa chọn mặt bằng
Mặt bằng có sẵn đường điện, nước, gas sẽ tiết kiệm được chi phí và tránh được nhiều khâu tháo lắp hơn so với mặt bằng trống hoàn toàn (スケルトン).
Vị trí đẹp: Có nhiều người qua lại và có đông đối tượng khách hàng bạn hướng đến (VD: gần ga tàu, đường lớn, khu vực nhiều người Việt sinh sống , v.v)
Có thể nghiên cứu trước ưu, khuyết điểm của mặt bằng và ước tính lượng người đi qua vị trí sắp mở nhà hàng
2. Thiết kế
Phù hợp với ngành nghề kinh doanh (VD: quán ăn bình dân, bar, café, quán nhậu, v.v)
Không nên ghép các mô hình kinh doanh có đối tượng khách hàng khác nhau.
3. Menu
Chọn món ăn và lên menu từ góc độ của khách hàng, đầu tư vào hình ảnh
Tạo hương vị riêng, đặc trưng chỉ có ở nhà hàng của mình
4. Đồng nghiệp
Người cùng góp vốn nên là người có cùng chí hướng, có trách nhiệm và trung thực
Người quản lý phải biết cách đưa ra đánh giá về chất lượng món ăn, biết quán xuyến, sắp xếp công việc và nhân sự
Đầu bếp có tâm, yêu nghề
5. Định giá bán
Doanh thu chia thành 4 phần: các khoản phí cố định + tiền nguyên vật liệu và phí cho các vật dụng cần thiết + lương nhân viên + tiền lãi
↪ Nhân 4 giá vốn trung bình của món ănTiết kiệm bằng cách chọn nguyên vật liệu theo mùa, sử dụng lượng nguyên vật liệu đồng đều cho từng phần ăn
Nếu giá thành món quá cao, hãy cân nhắc loại món ra khỏi menu
6. Thái độ phục vụ
Ân cần, lịch sự, luôn nở nụ cười từ lúc đón cho đến lúc tiễn khách, xử lý vấn đề một cách bình tĩnh
Tạo cho khách cảm giác thân thuộc bằng cách hỏi chuyện khách; tăng khả năng khách sẽ quay lại lần tới
7. Tiêu chí sạch - đẹp
Nên chọn phong cách trang trí làm toát lên được tinh thần của quán
Luôn giữ cho quán gọn gàng, sạch sẽ
Thức ăn phải được bảo quản cẩn thận
Trình bày món ăn bắt mắt
Chú ý các vấn đề về mùi
Tuân thủ các quy tắc giữ an toàn trong mùa dịch




Đối với quán karaoke
1. Phòng cháy chữa cháy:
Nhiều quán karaoke được thi công qua loa, không đạt tiêu chuẩn nghiêm ngặt về phòng cháy chữa cháy của Nhật nên dễ dẫn đến việc không được cấp phép kinh doanh. Vì vậy cần lưu ý chọn đơn vị thi công uy tín và đồng thời giám sát chặt chẽ trong quá trình thi công.
2. Cách âm:
Làm tường cách âm ở các tầng sẽ có độ khó khác nhau, vì vậy bạn nên cân nhắc đặt phòng karaoke ở tầng nào cho hợp lý. Ví dụ, làm trên tầng 2 sẽ khó hơn làm dưới hầm vì tầng 2 phải cách âm 6 mặt, trong khi đó tầng hầm thường chỉ phải làm 4 mặt.
3. Trang thiết bị:
Thiết bị âm thanh ánh sáng có ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng nên cần được đầu tư kỹ lưỡng. Trước khi mở quán karaoke bạn nên tính trước số tiền cần chi cho trang thiết bị.
Để tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, bạn có thể tìm mua hàng secondhand hoặc nhập từ Việt Nam.
Ngoài những lưu ý trên, quy trình xin cấp giấy phép kinh doanh ở Nhật đối với loại hình nhà hàng và quán karaoke khá phức tạp. Để không bỏ sót bất kỳ giấy tờ nào hay phạm phải những lỗi đáng tiếc, bạn có thể tìm đến ANMEI để được tư vấn và đồng hành trong suốt quá trình chuẩn bị và xin cấp phép. Ngoài ra, đội ngũ ANMEI cũng sẵn sàng hỗ trợ thiết kế - thi công cơ sở kinh doanh với cam kết đạt chuẩn Nhật, tối ưu chất lượng và tiết kiệm chi phí.
Hãy liên lạc ngay để nhận được dịch vụ thích hợp, bạn nhé!


An tâm lập nghiệp tại Nhật
1️⃣ Tư vấn thành lập công ty, xin visa kinh doanh
2️⃣ Dịch vụ kế toán - Khai báo thuế
3️⃣ Thi công, thiết kế - Quản lý xây dựng
4️⃣ Quay chụp sự kiện - Sản xuất hình ảnh
5️⃣ Thiết kế website - Xây dựng phần mềm

Hãy liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí!
_______
Đọc thêm
KINH DOANH TẠI NHẬT BẢNNGƯỜI VIỆT NAM TẠI NHẬT BẢN
Số lượng người Việt Nam ở Nhật Bản thống kê theo từng tỉnh thành (6/2022)
KINH DOANH TẠI NHẬT BẢN
Điều chỉnh thuế cuối năm (年末調整) là gì? Hướng dẫn cách điều chỉnh thuế cuối năm
KINH DOANH TẠI NHẬT BẢNNGƯỜI VIỆT NAM TẠI NHẬT BẢN