Website doanh nghiệp Nhật Bản gồm những thành phần gì?
Dạo quanh website của các công ty Nhật Bản, có thể bạn sẽ để ý rằng cấu trúc của các website đề na ná nhau. Vậy đâu là những thành phần chính của những website doanh nghiệp của Nhật Bản?
KINH DOANH TẠI NHẬT BẢN
Nếu như danh thiếp là đại diện cho các cá nhân thì website chính là đại diện cho công ty, là một pamphlet phiên bản online để giới thiệu các thông tin cơ bản của công ty với khách hàng, đối tác. Đây cũng đồng thời là cầu nối liên lạc và giao dịch của doanh nghiệp, vậy nên website là một yếu tố không thể thiếu khi thành lập công ty. Website của các công ty ở Nhật Bản thường tuân theo một số quy ước nhất định và hầu hết đều bao gồm những thành phần như sau:
1. Homepage (ホームページ)
Homepage, hay còn được gọi là trang chủ, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc gây ấn tượng với khách hàng truy cập website. Ngoài ra, homepage được sử dụng với mục đích định hướng người dùng, cung cấp các tiêu đề, hình ảnh và sơ đồ website. Từ đó, người dùng có thể đi sâu hơn và dễ dàng tìm kiếm được các mục cũng như thông tin cần thiết.
2. Thông tin doanh nghiệp (会社情報)
Trong trang này thường sẽ liệt kê tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở và chi nhánh, thời gian thành lập, tên giám đốc điều hành, mã số doanh nghiệp, vốn điều lệ, ngân hàng giao dịch, và ngôn ngữ sử dụng. Ngoài ra còn có một đoạn giới thiệu sứ mệnh của công ty và lời nhắn của giám đốc. Khách hàng và đối tác sẽ dựa vào đây để nắm được các thông tin cơ bản của công ty, từ đó có được đánh giá chung về tình hình công ty.
3. Dịch vụ - Sản phẩm (事業・商品)
Đây là trang thông tin chi tiết về dịch vụ hoặc sản phẩm mà doanh nghiệp bạn cung cấp cũng như cách thức bạn đưa dịch vụ/sản phẩm đó đến với khách hàng. Những mô tả về dịch vụ/sản phẩm cần phải trực diện, cho khách hàng thấy được ngay những lợi ích mà doanh nghiệp bạn có thể đem lại khi họ sử dụng dịch vụ/sản phẩm của bạn. Hình ảnh về dịch vụ và sản phẩm cần được chọn lọc kỹ càng, phù hợp với tính chất và công dụng của sản phẩm.
Bên cạnh đó, việc cung cấp các số liệu thực tế về các khách hàng đã từng sử dụng dịch vụ/sản phẩm cũng là một cách để gia tăng độ uy tín của doanh nghiệp, đồng thời kích thích lượt “mua hàng" của khách.
4. Tuyển dụng (採用)
Để tìm được nguồn lực về cho doanh nghiệp, trang tuyển dụng cũng cần được trau chuốt cẩn thận. Các đề mục về vị trí ứng tuyển phải rõ ràng, kèm theo đó là mô tả về công việc, mức lương, yêu cầu, lợi ích, v.v. Đồng thời, vị trí đặt các nút ấn để dẫn đến link điền form đăng ký hoặc liên hệ với phòng nhân sự phải dễ thấy và thiết kế nổi bật.
5. Liên hệ (お問い合わせ)
Đây là trang cuối cùng trong mục lục của website. Trong trang này thường có đính kèm form liên hệ cùng với các thông tin liên lạc của doanh nghiệp như số điện thoại, email, tax,... Những thông tin này thường cũng sẽ được để ở phần chân trang (footer) của website để người xem có thể truy cập một cách dễ dàng.
Nếu bạn đang suy nghĩ đến việc xây dựng website doanh nghiệp để tạo uy tín với khách hàng và đối tác, ANMEI có thể hỗ trợ bạn xây và thiết kế website theo yêu cầu, phù hợp với tiêu chuẩn của doanh nghiệp Nhật Bản.


An tâm lập nghiệp tại Nhật
1️⃣ Tư vấn thành lập công ty, xin visa kinh doanh
2️⃣ Dịch vụ kế toán - Khai báo thuế
3️⃣ Thi công, thiết kế - Quản lý xây dựng
4️⃣ Quay chụp sự kiện - Sản xuất hình ảnh
5️⃣ Thiết kế website - Xây dựng phần mềm

Hãy liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí!
_______
Đọc thêm
KINH DOANH TẠI NHẬT BẢNNGƯỜI VIỆT NAM TẠI NHẬT BẢN
Số lượng người Việt Nam ở Nhật Bản thống kê theo từng tỉnh thành (6/2022)
KINH DOANH TẠI NHẬT BẢN
Điều chỉnh thuế cuối năm (年末調整) là gì? Hướng dẫn cách điều chỉnh thuế cuối năm
KINH DOANH TẠI NHẬT BẢNNGƯỜI VIỆT NAM TẠI NHẬT BẢN